Chính sách vận chuyển / lắp đặt
Trong những năm qua, ngành công nghiệp chế biến và bao gói thực phẩm tại Việt Nam đã phát triển ổn định với mức tăng trưởng 15 – 20%/năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Nhiều cơ hội bứt phá
Vừa qua, tại Hội thảo Phát triển ngành công nghiệp chế biến và đóng gói Việt Nam – Những cơ hội và thách thức mới”, tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đã đưa ra một con số ấn tượng về tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực bao bì đóng gói tại Việt Nam ở mức 15-20% trong nhiều năm qua.
Đánh giá về vấn đề này, bà Loan cho rằng, hơn 90 triệu dân cùng với lượng khách du lịch tăng nhanh mỗi năm, cùng với sự phát triển hệ thống bán lẻ rộng khắp, ngành thực phẩm đồ uống và dược phẩm tại Việt Nam là mảnh đất mầu mỡ cho các nhà đầu tư, kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp in ấn, đóng gói bao bì trong nước.
Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, hiện thực phẩm và đồ uống đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng Việt, chiếm 35% mức chi tiêu. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của người Việt ước tính khoảng 15% GDP và đang có xu hướng gia tăng. Chỉ riêng năm 2018, tiêu thụ thực phẩm và đồ uống tăng trưởng mạnh với 18%. Sản phẩm ngày càng phong phú, số lượng ngày càng tăng – điều này thực sự là một trong những động lực thúc đẩy lớn cho ngành chế biến, đóng gói bao bì Việt Nam nâng lên một tầm cao mới.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất thế giới, với quy mô thị trường hiện khoảng 5,1 tỷ USD (IMS Health nhận định). Công ty Nghiên cứu thị trường Global Data cũng chỉ ra rằng, Việt Nam sẽ là một trong 3 nước sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng ngành dược tốt trong thời gian tới, trung bình 10%/năm. Bên cạnh đó, ngành hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm cũng đang tăng trưởng rất mạnh mẽ. Tất cả những yếu tố này đều hướng tới yêu cầu thị trường đóng gói bao bì hiện đại, tiện dụng và bảo vệ môi trường.